Phu nhân của cố Tổng Bí thư Đỗ Mười – Cố Bs Tạ Thị Thanh

Bà Tạ Thị Thanh sinh ra ở xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Bà là người vợ thứ hai của cố Tổng Bí Thư Đỗ Mười, được ông Nguyễn Văn Trân (1916–2018), nguyên Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ làm mối, sau khi người vợ đầu của ông mất những năm ông hoạt động ở khu Tả ngạn sông Hồng.

Bà Tạ Thị Thanh

Ông bà có hai người con, một trai một gái. Con trai ông tên là Nguyễn Duy Trung là người đã thay mặt gia quyến đọc lời cảm tạ trong lễ truy điệu của bố vào ngày 7 tháng 10 năm 2018.
“Bà Tạ Thị Thanh, vợ đồng chí Đỗ Mười là một người cực kỳ hiền hậu, khiêm tốn, giản dị và liêm khiết” – ông Trần Quân Ngọc, Thư ký của đồng chí Đỗ Mười, cho biết.

Ông bà Đỗ Mười – Tạ Thị Thanh ngắm chiếc áo dài – kỷ vật của Hồ Chủ tịch tặng khi sinh con đầu lòng Nguyễn Duy Trung.

ĐI LÀM NUÔI EM
Bà Tạ Tuyết Mai, em gái út phu nhân cố Tổng Bí thư Đỗ Mười, kể lại: Cụ ông thân sinh chị em bà là Tạ Đình Kính, người ở Chương Mỹ – Hà Đông (nay là Hà Nội) vào làm việc cho Pháp ở tòa sứ Phủ Diễn (Diễn Châu, Nghệ An) rồi lấy cụ bà Hoàng Thị Tuyến người xã Diễn Kim và sinh sống tại đây.

Nhắc đến cụ Tạ Đình Kính, người cao tuổi ở Diễn Châu đều biết với tên gọi ông Hàn Kính. Cụ sống đôn hậu, cho nên dù làm ở tòa sứ nhưng khi phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh nổi lên năm 1930 – 1931, nhiều quan chức và cả nhà lại các phủ, huyện bị nhân dân lôi ra đánh đập nhưng ông Hàn Kính lại được che chở. “Chả nhẽ khen bố mẹ chứ nói thật thành ra để phúc cho con, con cái học hành đến nơi đến chốn cả”. Bà rơm rớm nước mắt khi nhớ lại cha mẹ và các anh chị em. Nghỉ hưu, chuyển ra Hà Nội, ông bà Hàn Kính bảo nhau dù đồng lương hưu ít ỏi, song, quyết tâm cho các con đi học. Trong khi dư luận đương thời đa phần không muốn cho con gái đi học. Có người khắc nghiệt chì chiết rằng “con gái đi học, biết chữ để viết thư cho giai”. Còn ông bà Hàn Kính suy nghĩ khác: “Con gái mà được ăn học thì sau này lấy chồng không bị khinh thường”.

Vậy là 5 chị em gái và 1 anh trai cả người nọ dạy bảo người kia, dìu dắt, đùm bọc nhau học hành. Học hết trường xã, trường huyện, trường tỉnh ở Nghệ An rồi lại ra Hà Nội thuê nhà trọ học.“Chị Thanh tôi đi học sớm, rồi ra đi làm nuôi em, coi như chủ trì trong gia đình, lo toan, sắp xếp tất cả, chững chạc lắm. Ngoài giờ dạy, chị còn đi dạy thêm tiếng Pháp cho con một công chức. Mấy chị em cứ tự hào nuôi nhau”, bà Tuyết Mai xúc động nhớ về những kỷ niệm của gia đình mình.

Ông bà Hàn Kính có suy nghĩ: “Con gái mà được ăn học thì sau này lấy chồng không bị khinh thường”. Nhờ vậy, cả 6 người con, 5 gái 1 trai đều được học hành. Học hết trường xã, trường huyện, trường tỉnh ở Nghệ An rồi lại ra Hà Nội thuê nhà trọ học. Sáu người con của cụ Hàn Kính, giờ chỉ còn mỗi mình người con gái út. Tên thật của bà là Tạ Thị Tuyết. Hoạt động cách mạng, bà lấy bí danh là Mai, từ đó cái tên Tạ Tuyết Mai gắn bó với cuộc đời bà. Sau năm 1954, bà công tác tại Sở Y tế Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu.

Bà Tạ Thị Mai em gái kể: “Anh trai cả là Tạ Bính Thìn, làm kiểm soát viên ngành lâm nghiệp. Chị gái thứ hai là Tạ Thị Tỵ lấy chồng, về Lạng Sơn. Chị gái thứ ba là Tạ Thị Thanh, phu nhân đồng chí Đỗ Mười. Chị gái thứ tư là Tạ Thị Bạch, vợ ông Vũ Thiện Bảo, nguyên Trưởng ban Thanh tra Bộ Cơ khí Luyện kim (nay là Bộ Công thương)”.

“Ở phường Phạm Đình Hổ, mọi người ai cũng biết rõ đồng chí Đỗ Mười và chị Tạ Thị Thanh – vợ của đồng chí – một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu, sống rất giản dị, biết giữ gìn cho chồng, cho con, không làm điều gì để ảnh hưởng đến uy tín và công việc của chồng. Chị là bác sĩ phụ sản, Phó Giám đốc Bệnh viện C Hà Nội, rất tận tụy với công việc. Các y, bác sĩ và cán bộ, nhân viên trong bệnh viện cũng như bệnh nhân ai cũng khen ngợi chị về tinh thần làm việc và thái độ ân cần, vui vẻ đối với mọi người. Từ ngày chị Thanh mất, đồng chí Đỗ Mười rất thương nhớ. Đồng chí vẫn sống một mình với con, với cháu, với anh em cảnh vệ ở trong nhà”. Ông Phan Trọng Kính, Trợ lý đồng chí Đỗ Mười chia sẻ.

Chị gái thứ năm là Tạ Thị Trinh (Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội), phu nhân đồng chí Phan Mỹ, nguyên Chánh Văn phòng Phủ Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Và cô út Tạ Tuyết Mai, vợ ông Nguyễn Văn Hướng (tức Trần Vĩnh Uy), Vụ trưởng Vụ Hợp tác của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.

“Chị Thanh tôi đi học sớm, rồi ra đi làm nuôi em, coi như chủ trì trong gia đình, lo toan, sắp xếp tất cả, chững chạc lắm. Ngoài giờ dạy, chị còn đi dạy thêm tiếng Pháp cho con một công chức. Mấy chị em cứ tự hào nuôi nhau”, bà Tuyết Mai xúc động nhớ về những kỷ niệm cũ. 

NẾP SỐNG GIẢN DỊ
Trong ký ức của người em gái út, bà Tạ Thị Thanh là người hiền từ. Dù làm Bí thư Đảng ủy – Phó Giám đốc Bệnh viện C (nay là Bệnh viện Phụ sản Trung ương) hay phu nhân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) hay Tổng Bí thư, bà vẫn giữ một nếp sống giản dị, yêu thương mọi người như nếp nhà xưa. “Anh hỏi cán bộ cũ ở Bệnh viện C mà xem, ai cũng biết chị Thanh hiền hậu”.

Từ những năm 1960, có chồng làm cán bộ cao cấp (khi đó đồng chí Đỗ Mười đã là Bộ trưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ) nhưng bà Thanh vẫn đạp xe đi làm. Thỉnh thoảng hai chị em gặp nhau ở bên kia đường nói chuyện gia đình rồi lại vội vã ai làm công việc người đấy.

Lúc trẻ, mỗi người bận rộn với công tác cơ quan riêng của mình. Nghỉ hưu, mấy chị em gái mới có điều kiện thăm nhau thường xuyên hơn. Mỗi người một hoàn cảnh riêng, san sẻ với nhau tình cảm lúc về già. Bà Tạ Tuyết Mai cho biết thêm: “Có tiếng là một người làm quan cả họ được nhờ nhưng chúng tôi giữ ghê lắm. Giữ tiếng cho anh Đỗ Mười, không để anh chị phải mang tiếng”.Việc Đảng, việc nước đặt trọng trách lên vai Tổng Bí thư Đỗ Mười khi ông đã ngoài 80 tuổi cho nên ông không có nhiều thời gian chia sẻ chuyện nhà như những người anh em đồng hao khác.

Dường như càng bận việc nước, ông càng dồn tình thương yêu đến người bạn đời của mình một cách tế nhị. Khi người con trai đầu Nguyễn Duy Trung đau ốm, bà vào Nam chăm con, còn ông bận bịu với công việc của Đảng và Nhà nước, nhưng có thời gian nghỉ là ông lại vào thăm vợ con. Cao cả và tuyệt vời, một mối tình thủy chung, son sắt, vô cùng lãng mạn và đầy tính nhân văn. Có lẽ bây giờ sẽ không còn đâu những mối tình đẹp như thế. Thương vợ con bao nhiêu, thương đồng bào, đồng chí bấy nhiêu! Ôi sao mà cao cả quá. Chỉ có những con người chiến đấu suốt đời vì sự nghiệp cao cả mới có những mối tình bên nhau đẹp như vậy.“Ông Đỗ Mười có một gia đình riêng rất tốt. Bà Thanh, vợ ông là một bác sĩ sản khoa. Bà là người cực kỳ hiền hậu, khiêm tốn, giản dị và liêm khiết. Ông có 2 người con, một trai, một gái. Chúng tôi quen biết gia đình đã nhiều năm, thấy các cháu bao giờ cũng lễ độ, hồ hởi, thân mật. Cả hai đều là cán bộ của Nhà nước. Cũng như cha mẹ mình, các cháu sống rất giản dị và khiêm tốn. Mấy chục năm qua, chúng tôi thấy gia đình vẫn dùng những đồ dùng cũ kỹ, không có cái gì tỏ ra xa hoa”.Ông Trần Quân Ngọc – nguyên Thư ký đồng chí Đỗ Mười cho biết.

Gia đình cố phu nhân Tạ Thị Thanh

Có những phút bà Tạ Thị Thanh mong được cùng chồng nghỉ ngơi, để lại được cùng nhau ngắm những kỷ vật, như có lần ông bà cùng ngắm chiếc áo dài – kỷ vật của Hồ Chủ tịch tặng khi sinh con đầu lòng Nguyễn Duy Trung. Nhưng rồi bà đã ra đi trước. Còn ông vẫn nặng gánh việc Đảng, việc nước, nỗi ưu tư trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. “Chị Thanh tốt nhất nhà, hiền lắm, anh Đỗ Mười thương chị lắm. Chị mất, anh Đỗ Mười đưa cho tôi xem lá thư chị viết. Tôi nhớ mãi câu này chị viết cho anh: Em chỉ nhìn thấy anh ở trên vô tuyến thôi”. Ý của chị là anh bận công tác suốt, lúc này đau ốm nằm viện, chị mong anh có chút thời gian nghỉ ngơi để được vào thăm chị”, bà Tạ Tuyết Mai lặng lẽ lau nước mắt khi những ký ức về người chị hiền hậu cứ lần lượt trở về.

Gia đình cố Tổng bí thư Đỗ Mười cùng các con cháu, nội ngoại

Trong sinh hoạt gia đình hằng ngày, cụ Mười rất giản dị. “Cụ ở nhà ăn xuềnh xoàng lắm!”, ông Kính nói:“Bữa cơm lúc nào cũng có muối vừng, đậu phụ. Khi cụ còn đi làm cũng có thịt nhưng không nhiều đâu. Cụ Mười thương vợ lắm. Thời kỳ tem phiếu, nếu có tem phiếu mua thịt, cụ lại dành dụm để gửi vào miền Nam cho cụ Tạ Thị Thanh thời kỳ đang bị bệnh hen. Đến khi cụ Thanh mất, cụ Mười ở với con cháu và các chú bộ đội trong nhà”.

Ngôi nhà cấp 4 giản dị của gia đình cố phu nhân Tạ Thị Thanh ở quê chồng

Ông Kính cho hay, đồ đạc trong nhà cụ Mười cũng đơn sơ, không có gì là sang trọng, ngoài những thứ cơ quan cấp như chiếc tủ, cái bàn, giường nằm và những đồ lặt vặt khác.

Bên trong nhà, chính giữa là nơi đặt ban thờ gia tiên.

Thú vui của cố Tổng Bí thư Đỗ Mười qua lời kể của ông Kính là đọc sách. “Sách của cụ Mười nhiều lắm, gần một vạn cuốn”, ông Kính kể, khi còn làm việc, cụ Mười đều dành thời gian để đọc sách. Đến khi về với cuộc sống đời thường, cụ Mười lại cặm cụi đọc sách, tìm hiểu cái mới để đóng góp cho Trung ương.

“Cụ viết rất nhiều. Những tài liệu cụ góp ý kiến cho Trung ương tôi còn giữ đây”, Trợ lý nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nói.Rồi có những lúc vào buổi chiều, khi có thời gian, cụ Mười còn chăm những giàn hoa trước ngõ, quét rác sân vườn.

PHÍA SAU SỰ THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG LUÔN CÓ BÓNG DÁNG PHỤ NỮ
Thực tế cũng đã chứng minh rằng chính tình yêu, sự hy sinh thầm lặng của phụ nữ, sự lo toan và nguồn động viên của họ là nguồn lực lớn lao thúc đẩy người đàn ông luôn vươn lên về phía trước. Toả sáng quanh người đàn ông thành đạt là vầng hào quang rực rỡ của vinh quang chiến thắng, của niềm vui, hạnh phúc, của lòng tự hào, thỏa mãn. Đứng chung dưới ánh hào quang sáng chói đó không thể không có bóng dáng người phụ nữ đã cùng họ tạo nên những thành quả ấy. Đằng sau người đàn ông thành đạt ấy bao giờ cũng có bóng dáng của người phụ nữ dẫu lặng thầm là vậy.

Vợ chồng cố phu nhân Tạ Thị Thanh

Thời gian hạnh phúc hiếm hoi bên chồng của cố phu nhân Tạ Thị Thanh đã nói lên sự hy sinh vô bờ bến của bà; hậu phương sắc son vững chắc cho chồng vì sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, đưa con thuyền Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế… những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX đưa đất nước Việt Nam hội nhập, phát triển như ngày nay.

Sau chiến thắng mùa Xuân 1975, cả nước thống nhất, cùng với niềm vui khải hoàn dân tộc, là những khó khăn bộn bề sau cuộc chiến. Tiếp đó là hệ quả nặng nề của cuộc tổng điều chỉnh giá – lương – tiền (tháng 10-1985); những bất cập trong quản lý kinh tế – xã hội, trong chính sách đối ngoại… tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội. Sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, phải sử dụng nguồn vốn vay và viện trợ của nước ngoài bù đắp một phần cho tiêu dùng. Là một nước nông nghiệp, sản xuất lúa gạo, nhưng lương thực không đủ ăn, lạm phát trầm trọng, đời sống của nhân dân hết sức khó khăn. Những hạn chế trong cơ chế quản lý kinh tế đã kìm hãm tính năng động, sáng tạo của người dân, cơ sở sản xuất. Nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp đình đốn, thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa; số lượng lớn công nhân thất nghiệp. Hiệu lực quản lý nhà nước sút kém. Những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và dòng người di tản ra nước ngoài tiếp tục gia tăng, gây nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội, làm xáo động nhân tâm và là cái cớ để các thế lực phản động chống Việt Nam dưới chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”.

Tình hình đất nước đặt ra cho những người cộng sản Việt Nam phải giải quyết thách thức của lịch sử: “Đổi mới hay là chết”. Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ tháng 6 năm 1988 đến tháng 6 năm 1991), cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng tập thể Bộ Chính trị, đứng đầu là cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh xây dựng đường lối đổi mới, đưa ra những quyết sách mang tính bước ngặt: Chống lạm phát; Xóa bỏ bao cấp về kinh doanh lương thực, xuất khẩu, chính sách thuế, thay đổi giá và tỷ lệ giá hối đoái, tính lại tiền lương, quy định lãi suất ngân hàng… Thực hiện chủ trương của Đảng, cố Tổng Bí thư Đỗ Mười lãnh đạo Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo triển khai quyết liệt nhiệm vụ chống lạm phát, tăng cường sản xuất và khai thác mọi nguồn hàng phục vụ tiêu dùng, cải thiện đời sống nhân dân; từng bước đổi mới cơ chế kế hoạch hóa, tạo quyền chủ động cho các cơ sở sản xuất, khai thác mọi tiềm năng, đi dần vào hạch toán kinh doanh, gắn sản xuất với thị trường; điều hòa cung cầu ở tầm vĩ mô.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân hội đàm với Tổng Bí thư Đỗ Mười, sáng 6/11/1991 tại Bắc Kinh, trong chuyến thăm Trung Quốc. Tại chuyến thăm này, hai nước tuyên bố “khép lại quá khứ, mở ra tương lai”, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Sau này khi làm Tổng Bí thư của Đảng, ông đã đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế, nối lại quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và quyết định Việt Nam gia nhập ASEAN. Ông đã nói một câu nổi tiếng: “Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước”:

Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej tiếp Tổng bí thư Đỗ Mười thăm Thái Lan, chiều 16/10/1993, tại thủ đô Bangkok

Tổng Bí thư Đỗ Mười là một con người đặc biệt, đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cao nhất Đảng Cộng sản Việt Nam vào một thời kỳ đặc biệt.
Thời kỳ đất nước buộc phải giải quyết vấn đề “đổi mới hay tiếp tục tụt hậu”.Từng trải qua nhiều cương vị, chỉ huy trưởng nhiều lĩnh vực, là một nhà chính trị bản lĩnh, có chất “thép”. Nhưng những gì người ta nhớ nhất về ông là ở vị trí Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN giai đoạn 1991 – 1997.

Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Thái Lan Chuan Leekpai duyệt đội danh dự tại Lễ đón, trong chuyến thăm chính thức Thái Lan (10/1993)
Thủ tướng Singapore Go Chok Tong và Tổng bí thư Đỗ Mười duyệt đội danh dự Quân đội Singapore tại lễ đón, trong chuyến thăm chính thức Singapore, ngày 10/1993
Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Malaysia Mahathir bin Mohamad tại lễ đón, sáng 24/3/1994 ở thủ đô Kuala Lumpur, trong chuyến thăm chính thức Malaysia
Tổng thống Hàn Quốc Kim Young-sam hội đàm với Tổng bí thư Đỗ Mười tại
thủ đô Seoul, Hàn Quốc (4/1995)
Tổng bí thư Đỗ Mười hội kiến Nhà vua Nhật Bản Akihito tại Hoàng Cung ở thủ đô Tokyo,
ngày 19/4/1995
Tổng bí thư Đỗ Mười gặp, hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 18-19/4/1995
Lễ đón Tổng bí thư Đỗ Mười thăm chính thức New Zealand (tháng 7/1995)
Tổng bí thư Đỗ Mười hội đàm với Thủ tướng Australia Paul Keating tại Văn phòng Thủ tướng (Tháng 7/1995)
Thống tướng Myanmar Than Shwe, Chủ tịch Hội đồng Khôi phục trật tự và luật pháp Nhà nước, Thủ tướng Liên bang Myanmar tiếp Tổng bí thư Đỗ Mười trong chuyến thăm chính thức Myanmar (5/1997)
Nền móng đổi mới dưới thời Tổng Bí thư Đỗ Mười giúp Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

Chủ trương đổi mới, chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN bắt đầu đẩy mạnh ở đại hội Đảng lần thứ VI (1986). Nhưng mãi đến đại hội lần thứ VII (1991) hình hài của đổi mới thật sự rõ ràng.

Tổng Bí thư Đỗ Mười lên nắm quyền cũng là lúc Đảng ra một văn bản tối quan trọng, đó là: “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Đến nay, sau gần 30 năm thực hiện, Cương lĩnh 1991 vẫn cho thấy tầm nhìn chiến lược rất dài.

Trước năm 1990, Việt Nam rơi vào khó khăn toàn diện. Thời kỳ này siêu lạm phát hoành hành. Suốt trong thời kỳ 1976 – 1985 chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trước luôn tăng ở mức hai con số và dao động ở mức 19 – 92%. Năm 1986, lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7%. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn thiếu thốn.

Yêu cầu phải đổi mới, bắt đầu từ tư duy. Dĩ nhiên, đó là một quá trình khó khăn vất vả, mở cửa bang giao đồng nghĩa với việc chấp nhận cựu thù là đối tác, đập bỏ quan niệm cũ kỹ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để dung nạp cái mới. Chấp nhận cái mới trong thời điểm đó không hề đơn giản. Với cương vị Tổng Bí thư – Ông đã định hình đúng con đường phải đi.

Ông đã nhận ra rằng: “Trong thời đại hiện tại, không có quốc gia – bất kể mức độ phát triển cao thế nào có thể đóng cửa đối với thế giới. Với quốc gia có điểm khởi đầu rất nghèo nàn như Việt Nam, điều rất quan trọng là phải nỗ lực để tiếp cận được các nguồn lực bên ngoài”.

THÀNH QUẢ DÀI HẠN
Thành quả đầu tiên của đổi mới là đảm bảo an ninh lương thực – một trong những vấn đề rất quan trọng của một đất nước vừa thoát ra khỏi chiến tranh. Thời gian sau đó, Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu lúa gạo.

Những năm đầu thập niên 90 là khoảng thời gian phát triển thành công của nước ta, gắn chặt với nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng Bí thư Đỗ Mười và vị Thủ tướng lỗi lạc Phạm Văn Đồng. Bước chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo quốc gia.

Giai đoạn 1991 – 2000, kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 7,6%/năm. Có những năm kỷ lục như 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%). Tiền đề kinh tế tạo cú hích bứt ra khỏi cơ chế quan liêu bao cấp và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Với Tổng Bí thư Đỗ Mười, dường như thời cuộc đã định đoạt số mệnh chính trị của ông. Một con người cương quyết, bản lĩnh được đặt vào tình huống phải dũng cảm chọn lựa. Ông đã chọn lựa đúng.

Giai đoạn 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Thành quả này giúp Việt Nam “cách ly” với cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ hoành hành khắp Châu Á từ tháng 7 năm 1997.

Nền móng đổi mới dưới thời Tổng Bí thư Đỗ Mười giúp Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế những năm sau đó, mà đỉnh cao là việc ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ năm 2000 và hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006 của Việt Nam.

Những đổi mới về đường lối lập tức phát huy trong lĩnh vực kinh tế, và lan tỏa khắp các lĩnh vực khác. Dưới thời Tổng Bí thư Đỗ Mười, Việt Nam đã được dự báo sẽ trở thành “con hổ” mới trong nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. Thời thế tạo anh hùng, nhưng không chỉ có thế, mà còn là anh hùng làm xoay chuyển thời cuộc. Nếu những năm 90 của thế kỷ XX Việt Nam không gấp rút chuyển mình thì phải mất nhiều chục năm nữa mới đạt được kết quả như ngày nay .

Với Tổng Bí thư Đỗ Mười, dường như thời cuộc đã định đoạt số mệnh chính trị của ông. Một con người cương quyết, bản lĩnh được đặt vào tình huống phải dũng cảm chọn lựa. Ông đã chọn lựa đúng.Cuộc đời của Tổng Bí thư Đỗ Mười là một trong những nhà đổi mới hàng đầu của nước ta, một nhà cách mạng không ngừng cống hiến cho sự nghiệp của nhân dân;là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Đỗ Mười là nhà nhân đạo lớn, một người liêm  khiết, chí công vô tư mang đầy đủ bản sắc Việt Nam.

Cuộc đời của ông mãi mãi giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn những giá trị nhân bản của dân tộc ta, để chúng ta có được những bài học sáng giá cho hôm nay và cho mai sau. Nhắc đến sự hy sinh vô bờ bến, thủy chung son sắt, hết lòng vì sự nghiệp của chồng của cố Phu nhân Tạ Thị Thanh, chúng ta không thể không nhắc đến người con rể họ Tạ là cố Tổng Bí thư Đỗ Mười (Nguyễn Duy Cống); cũng như thắp một nén nhang thơm để tưởng nhớ và ngợi ca những cống hiến, đóng góp đặc biệt cho đất nước của ông trong thời kỳ khó khăn nhất của thập niên 90 của thế kỷ XX, để đưa đất nước Việt Nam đúng như lời phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta…”

Tạ Ngọc Nam – BLSHTVN sưu tầm và biên soạn  21/7/2021
P/S : rất mong được sự đóng góp ý kiến của bà con họ Tạ cả nước để BLSHTVN ngày càng hoàn thiện. Thư gửi về địa chỉ email : banlichsuhotavietnam@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Enter your keyword