Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo – Tạ Thái An (Phần 2)

BUÔN MA THUẬT-ĐÒN ĐIỂM HUYỆT CHIẾN LƯỢC

Chiến dịch Tây Nguyên với trận Buôn Ma Thuật là trận đánh then chốt, mở đầu của chiến dịch tiến công Tây Nguyên năm 1975; đồng thời là trận đánh mở màn, đòn điểm huyệt chính dẫn đến sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam chỉ trong 55 ngày. Chiến thắng Buôn Ma Thuật gắn liền với vị tướng tài thao lược chỉ huy trưởng của trận đánh, đó là Giáo sư thượng tướng nhà giáo Nhân dân Hoàng Minh Thảo. Khi viết cuốn sách “Tìm hiểu tổ tiên ta đánh giặc” năm 1971 ngay tại chiến trường Tây Nguyên, giáo sư – Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã sớm nhận ra chỗ yếu và hiểm yếu của chiến trường Tây Nguyên. Để có trận đánh này từ năm 1973, khi ra Hà Nội báo cáo tình hình, tướng Hoàng Minh Thảo đã đề xuất với Đại tướng Võ Nguyên giáp, khẳng định chọn hướng chiến dịch Tây Nguyên, trước tiên đánh Buôn Ma Thuật vì đây là thị xã lớn nhất khu vực, là nơi hiểm yếu có khả năng phát triển xuống đồng bằng lại là nơi địch sơ hở nhất. Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã rất tâm đắc với ý tưởng này của ông. “Tôi rất tán thành”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi lại trong hồi ký của mình . Trong cách nhìn của Đại tướng, đấy không chỉ là nhãn quan của một người chỉ huy thực tiễn trên chiến trường mà còn là nhãn quan “của một người có kinh nghiệm nhiều năm làm công tác nghiên cứu khoa học và nghệ thuật quân sự”.

Nhìn lại bối cảnh lịch sử lúc đó, từ sau khi ký hiệp định Pa-ri năm 1973, quân Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Còn lại ở miền Nam là lực lượng của ta và ngụy hình thành thế “da báo” đan xen vào nhau. Tuy nhiên thế và lực của ta có phần đang lên, nên ngày 30/9/1974 Bộ Chính trị họp Hội nghị đề ra phương hướng chiến lược đấu tranh trong hai năm 1975-1976 là Tây Nguyên mà trọng điểm là Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Đến ngày 18/12/1974 Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị mở rộng để thông qua quyết tâm lần cuối, giữa lúc đó tin chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975 làm nức lòng Hội nghị, củng cố quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975. Quyết tâm của Bộ Chính trị được cụ thể hóa bằng việc mở chiến dịch cho Nam Tây Nguyên, trọng trách này được giao cho tướng Hoàng Minh Thảo-Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên làm chỉ huy trưởng trận đánh then chốt mở màn vào thị xã Buôn Ma Thuật. Ngay sau đó, thế trận toàn miền Nam được hình thành bằng mưu kế chiến lược của Bộ thống soái do Đại tướng Võ Nguyên giáp đề ra và chỉ đạo . Đó là: Ở phía Bắc chiến tuyến, Quân đoàn 1 của ta áp sát bờ bắc song Bến Hải, Quân đoàn 2 đóng quân ở tây Huế; phía nam chiến tuyến, Quân đoàn 4 thí áp sát bắc Sài Gòn. Mưu kế này nhằm trói chân hai sư đoàn tổng dự bị chiến lược của Ngụy là sư đoàn Dù và sư đoàn Lính thủy đánh bộ buộc chúng phải căng ra giữ Sài Gòn và Huế – Đà Nẵng; từ đó sẽ phải để hở quãng giữa là Tây Nguyên và khó có khả năng ứng cứu khi Tây Nguyên lâm nguy. Đồng thời lúc này Bộ thống soái còn tăng cường cho Tây Nguyên Sư đoàn 968 một cách đột ngột nhanh chóng và bí mật cho Sư đoàn 316 và Trung đoàn độc lập 95A, 95B,(của Sư đoàn 325) tiến về Tây Nguyên. Một chi tiết rất hay về sự bí mật này được giữ đến mức ngay khi chiếc xe tăng của Sư đoàn 316 cán xích trên đường phố Buôn Ma Thuật thì địch mới sững sờ hay biết, nhưng đã quá muộn. Điều này đã tạo sức mạnh cho mặt trận Tây Nguyên từ chỗ lúc đầu chỉ có Sư đoàn 10, Sư đoàn 320 và Sư đoàn 3-Sao vàng nay bỗng trở thành một tập đoàn chiến lược gồm 5 sư đoàn và một số trung đoàn độc lập và địa phương đã tạo nên một “quả đấm thép”. Đó cũng là cái nút trong mưu kế chiến lược  để đánh bại địch. Tuy nhiên “quả đấm thép” không dễ gì có thể đối phó được với lực lượng của địch có khoảng 1 quân đoàn gồm Sư đoàn 22, Sư đoàn 23, các liên đoàn, thiết đoàn và một số Trung đoàn độc lập với nhiều binh khí kỹ thuật. Lực lượng này tập trung chủ yếu ở phía bắc đường 19 là Plâyku và KonTum; kho tàng và một số căn cứ ở thị trấn xung quanh là nơi địch tương đối yếu. Bởi vậy Mặt trận Tây Nguyên dưới sự chỉ huy của tướng Hoàng Minh Thảo khi chuẩn bị cho chiến dịch Tây Nguyên lấy trận đánh vào thị xã Buôn Ma Thuật làm trận then chốt quyết định đã đề ra mưu kế và thế trận như sau: Bố trí sư đoàn 968 và Sư đoàn 3 Sao vàng ( Quân khu 5 ) ở phía bắc đường 19 để đối phó với lực lượng chủ yếu của địch ở Plây ku, Kon Tum. Sư đoàn 320 sẽ xuống phía nam đường 19 ém quân làm lực lượng dự bị và cùng với Trung đoàn 95A để đánh cắt đường 19 và 14; Sư đoàn 10 sẽ xuống phía nam Tây Nguyên đưa Sư đoàn 316 và Trung đoàn 95B bố trí dọc bờ tây sông Sê-rê-pốc sẽ tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuật. Mưu kế này nhằm tạo ra một thế trận liên hoàn của ta là : ghìm giữ lực lượng chủ yếu của địch ở phía bắc Tây Nguyên; đánh chia cắt đường giao thông 19, 14 và 21 ngăn không cho địch tiếp ứng từ bên ngoài vào và từ phía bắc tiếp viện ứng cứu cho Nam Tây Nguyên, để rồi sau đó tập trung lực lượng đánh chiếm Thị xã Buôn Ma Thuật. Trong khi lập thế trận, một mưu kế rất hay Binh Pháp gọi là kế “ ve sầu thoát xác”, đó là khi ta bí mật cho thế chỗ Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 bằng Sư đoàn 968, thì các sư đoàn chuyển quân được lệnh để lại toàn bộ mạng lưới thông tin vô tuyến điện. Các đài này vẫn duy trì phát song đúng giờ nhưng bằng nhưng tin giả. Tình báo của địch yên tâm rằng các sư đoàn này vẫn ở vị trí cũ. Khiến viên tướng Mỹ Sác-lơ-ti-mét phải thốt lên: “bằng biện pháp nghi binh qua làn sóng điện, Việt cộng đã thành công trong kế hoạch giam chân một bộ phận chủ yếu của quân lực Việt Nam Cộng hòa thuộc Quân Đoàn 2 ở Plây ku và Kon tum”. Đối với vũ khí, xe tăng cơ động, xe kéo pháo, ta cũng để lại 1-2 cái, một số trung đội công binh chuẩn bị chất nổ theo đúng thời gian kế hoạch, tổ chức đánh bộc phá, làm đường để kéo pháo vào…Khi đó máy bay do thám của địch trên không, quân thám báo của địch thăm dò thấy vậy nên tin ta sẽ đánh Kon-Tum. Đối với lực lượng hành quân xuống phía Nam, Bộ Tư lệnh quy định toàn bộ cuộc hành quân không được báo cáo bằng máy thông tin, đặc biệt là mạng thông tin trên không. Chỉ được dùng đường dây thông tin mặt đất, báo cáo kế hoạch và hành trình hành quân về Bộ Tư Lệnh. Qúa trình hành quân phải đảm bảo ngụy trang kỹ lưỡng, ngày vào rừng, tối hành quân, đi đến đâu ngụy trang xóa dấu vết đến đó. Mưu kế của tướng Hoàng Minh Thảo nhằm nghi binh thu hút ghìm địch ở đầu mạnh, chia cắt đường giao thông để  tiến công ở đầu yếu nơi địch sơ hở, mưu kế đó đã được thực hiện bằng thế trận như sau:

Năm 1974, ông được phong Trung tướng QĐNDVN-Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên.

Bắt đầu từ ngày 1/3/1975, ông ra lệnh cho Sư đoàn 968 nổ súng đánh nghi binh, pháo kích vào Plây Ku, tổ chức các trận đánh “đột phá lần lượt”, đánh “ thật mà là thật giả”, mưu kế này binh pháp gọi là “dương đông – kích tây” và một số hoạt động nghi binh khác làm cho địch rất lúng túng bị động. Trong lúc Sư đoàn 320 của ta đang bố trí lực lượng, địch tung Trung đoàn 45 đi lùng sục, ông lại cho phát đi một bức điện giả : “địch đã bị lừa, cho rằng ta sẽ đánh Buôn Ma Thuật nên đã đưa Trung đoàn 45 xuống phía Nam”. Sau khi nhận được bức điện này tướng Phạm Văn Phú – Tư lệnh vùng III chiến thuật của ngụy hoài nghi lệnh cho rút Trung đoàn này về Plây Ku và từ bỏ ý định đưa Sư đoàn 23 địch trở lại Buôn Ma Thuật. Như vậy là ông đã thành công trong kế điều địch.

Tóm tắt chiến dịch Tây Nguyên
Xe tăng quân giải phóng tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, ngày 10/3/1975 trong chiến dịch Tây Nguyên.

Đó là thời cơ để đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4/3/1975 Trung đoàn 95A bắt đầu nổ súng đánh cắt đường 19, ngày 15/3/1975 Trung đoàn 25 của ta cắt đứt đường 21; ngày 6-8/3/1975 Sư đoàn 320 tiến công các cứ điểm của địch dọc đường 14 và cắt đứt con đường này nối liền giữa nam bắc Tây Nguyên. Đến ngày 9/3 Sư đoàn 10 nổ súng tiến công Đức Lập ở phía nam thì thị xã Buôn Ma Thuật hoàn toàn bị cô lập. Chiều ngày 9/3 từ những vị trí tập kết cách thị xã gần 25 km, 12 trung đoàn bộ binh, xe tăng và các binh chủng chia thành 5 mũi tiến về Buôn Ma Thuật. Vào thời điểm này có những hành động nghi binh lừa địch rất sinh động được sử dụng như : cho cưa sẵn 2/3 gốc cây trước trên đường xe tăng sẽ đi qua, đồng thời cho xe ủi đất của nông trường nổ máy mạnh mẽ nhằm che mắt địch, lừa tai địch khi ta cho xe tăng cơ động đến điểm xuất phát tiến công và mở các bến ngầm qua sông Sê-rê-pốc. Mọi hoạt động chuẩn bị chiến trường được giữ bí mật, nghi binh và tạo thế đã diễn ra theo đúng ý định. Đúng 2 giờ ngày 10/3/1975 quân ta bắt đầu nổ súng tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuật. Các đơn vị của Sư đoàn 316 cùng xe tăng tiến công trên ba hướng Bắc, Đông, Nam, lấy hướng Bắc làm hướng chủ yếu . Một đơn vị của Sư đoàn 10 cùng Trung đoàn 95B từ hướng Tây đánh thẳng vào hậu cứ của Sư đoàn 23 ngụy. Trung đoàn đặc công 198 luồn sâu, lót sẵn đánh chiếm sân bay Hòa Bình, kho Mai Hắc Đế.  Địch hoàn toàn bị bất ngờ điên cuồng chống phá. Chúng gọi máy bay bắn phá quyết liệt, nhưng trước sức tiến công mạnh mẽ của các mũi tiến công cùng xe tăng và súng pháo, ngày 11/3 trận công kích cuối cùng vào hậu cứ Sư đoàn 23 đã giành thắng lợi, kết thúc đòn đột phá quyết định thứ nhất. (Một tài liệu của địch sau này đã thừa nhận 10 giờ 30 sáng ngày 11/3/1975, một đoạn hệ thống quân sự ở mặt trận Tây và phía Nam Bộ Tư Lệnh đã bị chọc thủng. Bộ đội và chiến xa của Cộng quân tràn vào hậu cứ Sư Đoàn 23 Bộ Binh như nước vỡ bờ).

Xe tăng 980 của Trung đoàn Tăng-Thiết giáp 273, Mặt trận Tây Nguyên bắn sập và húc đổ cổng sắt Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 ngụy, tạo điều kiện cho đồng đội tiến vào tiêu diệt các ổ đề kháng cuối cùng của địch trong trận giải phóng Buôn Ma Thuột, ngày 11/3/1975

Đại tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh  Phó Sư Đoàn, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Darlac(các chi khu Buôn Mê Thuật, Buôn Hồ, Lạc Thiện, Phước An và Yếu khu Thị xã Buôn Mê Thuật) mở đường máu đem đơn vị thoát khỏi hậu cứ, bỏ lại Buôn Ma Thuật (sau này Luật và Quang bị bắt). Sau gần 2 ngày bị tiến công, quá trưa ngày 11/3/1975 thị xã Buôn Ma Thuật chính thức thất thủ tạo nên một cơn địa chấn rung chuyển miền Nam. Tuy nhiên lúc này lực lượng VNCH trên địa bàn Tây Nguyên vẫn còn khá mạnh. Ngoài 2 trung đoàn 44 và 45 của sư đoàn 23 bộ binh trong tay tướng Phạm Văn Phú – Tư lệnh Quân đoàn 2 còn 7 liên đoàn biệt động quân cùng lực lượng pháo binh, xe tăng và không quân của quân đoàn gần như nguyên vẹn. Chính vì vậy mà ngay sau khi Buôn Ma Thuật thất thủ trưa ngày 11/3 thì ngay chiều ngày 11/3 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ thị cho Phạm Văn Phú phải giữ bằng được các vị trí còn lại ở phía Đông Buôn Mê Thuật để làm bàn đạp tái chiếm thị xã . Kế hoạch tái chiếm Buôn Ma Thuật được đích danh Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt gồm mấy điểm cơ bản như sau : Sử dụng lực lượng của Liên đoàn 21 biệt động quân đang ở phía Đông Buôn Ma Thuật phối hợp với số quân còn lại của Trung đoàn 53 tại căn cứ 53 hình thành một cánh quân tại chỗ để phản kích. Khẩn trương điều động Trung đoàn 44 và Trung đoàn 45 của Sư đoàn 23 từ Pleiku về đông Buôn Ma Thuật hình thành mũi tấn công chủ yếu giải cứu thị xã. Huy động tối đa lực lượng không quân còn lại ở Pleiku, Đà Nẵng, Cần Thơ yểm trợ tối đa cho việc chuyển quân và phản kích. Điều động liên đoàn 7 biệt động từ Sài Gòn lên Pleiku thay thế hai Trung đoàn 44 và 45 được rút đi để ném xuống Buôn Ma Thuật. Song có một điều mà các tướng lĩnh VNCH không biết, là những dự định và hành động của họ đều đã nằm trong dự liệu của Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên . Kết cục không thể tránh khỏi của Sư đoàn 23 bộ binh VNCH. Đúng như dự đoán của Bộ Tư Lệnh chiến dịch Tây Nguyên, sau khi thị xã Buôn Ma Thuật thất thủ , tàn quân VNCH kéo nhau chạy về những căn cứ ngoại vi thị xã chưa bị tấn chiếm – chủ yếu là căn cứ 53. Quân số VNCH tại căn cứ 53 lúc này lên đến gần 3000 và trang bị còn rất mạnh. Căn cứ vào kế hoạch phản kích đã được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thông qua, tướng Phạm Văn Phú – Tư lệnh quân đoàn 2 VNCH đã chỉ thị cho trung tá Võ Ân, trung đoàn trưởng Trung đoàn 53 phải bằng mọi giá giữ cho được căn cứ này để làm bàn đạp tái chiếm thị xã . Đồng thời, một chiến dịch “ trực thăng vận” quy mô lớn nhất kể từ sau ngày Hiệp định Pa-rí ký kết đã được khởi động. Trong hai ngày 12 và 13/3 địch huy động máy bay trực thăng lần lượt ném hai trung đoàn 44 và 45 của Sư đoàn 23 xuống phía đông thị xã, hòng phản kích đánh chiếm lại những điểm đã mất và thị xã Buôn Ma Thuật. Đích thân Phạm Văn Phú – Tư lệnh Quân Đoàn II bay trên một chiếc trực thăng đến vùng trời Buôn Ma Thuật để chỉ huy cuộc đổ quân. Với lực lượng còn lại quanh Buôn Ma Thuật và lực lượng được đổ bộ xuống. Phú hy vọng chỉ trong vòng một vài ngày sẽ tái chiếm được Buôn Ma Thuật . Do gạn lọc tình huống, nên khi đổ quân địch đã rơi vào những khu vực đón lõng như dự kiến. Tướng Hoàng Minh Thảo lại thành công trong kế điều địch. Ông còn linh hoạt sử dụng Sư đoàn 10 đánh Đức Lập xong , ra lệnh chuyển về làm dự bị đã đánh bại phản đột kích của Sư đoàn 23 ngụy làm nên chiến thắng trong trận then chốt thứ 2. Cả hai trận then chốt này đã tạo nên trận then chốt quyết định là giải phóng Buôn Ma Thuật một cách chắc chắn. Trận đánh Buôn Ma Thuật, trận then chốt quyết định đã giành được chiến thắng. Do các thủ đoạn tác chiến của địch đã bị đánh bại ở Tây Nguyên, ngay cả hai sư đoàn cơ động dự bị cũng bị bó tay không ứng cứu kịp, đã tạo ra đột biến về chiến tranh. Ngày 14/3/1975 Tổng thống VNCH đành ra lệnh rút bỏ Tây Nguyên, địch co cụm về ven biển miền Nam Trung bộ, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng. Plây ku và Kon tum không đánh mà thắng . Ngày 15/3, Sở chỉ huy nhẹ Sư đoàn 23 do Chuẩn tướng Lê Trung Tường – Tư lệnh Sư đoàn 23 cùng lực lượng còn lại của Trung đoàn 44 cũng được đổ bộ tiếp xuống Phước An. Sáng ngày 16/3, Tiểu đoàn 6 – Trung đoàn 24 cùng Tiểu đoàn xe tăng 1 – Trung đoàn 273 được lệnh tấn công vào cụm quân địch ở khu vực Nông Trại, nơi có Sở chỉ huy Trung đoàn 45. Trước sức mạnh tấn công của bộ binh và xe tăng quân giải phóng, quân VNCH không chống đỡ nổi đã bỏ chạy, ban chỉ huy Trung đoàn 45 bị bắt sống. Phát huy thắng lợi, bộ binh cùng xe tăng Trung đoàn 24 tiếp tục truy kích về hướng Phước An. Tại đây lúc 10 giờ 40 phút ngày 16/3, tướng Phạm Văn Phú – Tư lệnh Quân đoàn II đã đáp trực thăng xuống để xem xét tình hình cuộc phản kích. Nhưng khi được tin Trung đoàn 45 bại trận, Nông Trại và các vị trí xung quang Buôn Mê Thuật đã bị chiếm và khả năng không chống đỡ nổi, Phạm Văn Phú đã ra lệnh cho Lê Trung Tường rút quân khỏi Phước An, chạy về Chư-cút lập tuyến phòng thủ mới. Cũng trong đêm 16, rạng ngày 17/3, Trung đoàn 66 và Trung đoàn 149 đã hiệp lực dứt điểm căn cứ 53. Tham vọng sử dụng nơi đây làm bàn đạp tiến công tái chiếm Buôn Mê Thuật tan tành mây khói .18 giờ ngày 18/3, Tiểu đoàn 3 nổ súng tiến công vào tiểu đoàn 1-Trung đoàn 44 VNCH ở phía Nam Chư-Cút nhưng chưa dứt điểm được. Sáng ngày 19/3, được hỏa lực pháo binh chi viện đắc lực, Tiểu đoàn 3 cùng Tiểu đoàn 1 tiếp tục tấn công đến 12 giờ ngày 19/3 Trung đoàn 28 đã làm chủ được Chư-Cút. Cho đến thời điểm đó, Sư đoàn bộ binh 23 – lực lượng trụ cột của VNCH tại Tây Nguyên coi như đã bị xóa sổ hoàn toàn. Tình hình Quân khu 2, Quân đoàn II, Quân lực VNCH đã bi đát lại càng bi đát hơn và mở ra một cục diện mới ở chiến trường này.

Đồng bào Tây Nguyên múa hát mừng chiến thắng .

Thắng lợi to lớn, toàn diện của trận Buôn Ma Thuột đã tạo ra đột biến về chiến lược, tạo ra thế và lực mới để ta giành thắng lợi từng bộ phận một giống như hiệu ứng quân cờ Domino đến giành thắng lợi hoàn toàn, xuất hiện thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam nhanh hơn, chín muồi hơn. Đó là cơ sở để Đảng ta bổ sung quyết tâm chiến lược, rút ngắn thời gian kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong 2 năm xuống còn 55 ngày đêm, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các hướng chiến trường nắm thời cơ, huy động toàn bộ lực lượng, mở ra chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trước sự thay đổi nhanh chóng của cục diện chiến trường, ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị họp nhận định trong suốt 20 năm chống Mỹ, cứu nước chưa bao giờ thuận lợi bằng lúc này; do đó cần nắm vững thời cơ chiến lược mới, tranh thủ thời gian cao độ, nhanh chóng tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, hành động táo bạo, bất ngờ, làm cho địch không kịp dự kiến và không kịp trở tay. Bộ Chính trị quyết tâm hoàn thành giải phóng Sài Gòn và miền Nam trước mùa mưa (5/1975).

CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN TOÀN THẮNG ĐÃ TẠO RA MỘT LOẠT CÁC CHIẾN DỊCH NHƯ : MẶT TRẬN TRÊN ĐẤT LIỀN: Huế, Đà Nẵng, Phan Rang, Phan Thiết, Xuân Lộc và cuối cùng là thành phố Sài Gòn .

Chiến dịch Huế-Đà Nẵng diễn ra từ ngày 21-29/3/1975, là một trong ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Chiến dịch Huế-Đà Nẵng là một chiến dịch tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, diễn ra trong một thời gian ngắn, giành được thắng lợi lớn.Trong ảnh: Quân giải phóng tiến vào cửa Ngọ Môn (Huế), sáng 26/3/1975.
Về nghệ thuật quân sự, đòn tiến công Huế-Đà Nẵng là sự chuyển hướng tiến công sáng suốt, linh hoạt và rất kịp thời của ta, tạo sự sụp đổ dây chuyền nhanh chóng của địch. Trong ảnh: Xe tăng của Lữ đoàn 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào giải phóng Đà Nẵng, ngày 29/3/1975.
Lần lượt các ngày 26/3 và 29/3, Huế và Đà Nẵng được giải phóng. Đến ngày 3/4, toàn bộ các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung được giải phóng.Trong ảnh: Quân giải phóng tiến qua đèo Cả (Khánh Hòa) vào giải phóng các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
Quân giải phóng làm chủ Sở chỉ huy Quân đoàn I của địch ở Đà Nẵng.
Xe tăng quân giải phóng tiến vào giải phóng Nha Trang (Khánh Hòa), ngày 2/4/1975
Quân giải phóng làm chủ Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Vùng 2 duyên hải của địch ở Nha Trang (Khánh Hòa), ngày 2/4/1975
Sơ đồ mặt trận Xuân Lộc tháng 4/1975.
Tướng Lê Minh Đảo – tư lệnh Sư đoàn bộ binh 18 VNCH đang gào thét trong tuyệt vọng tháng 4/1975.
Bắt tù binh tại tiểu khu Long Khánh tháng 4/1975.
Bộ đội Sư đoàn 341 (Quân đoàn 4) tiến công giải phóng thị xã Xuân Lộc, đập tan tuyến phòng thủ mạnh nhất phía Đông Sài Gòn , ngày 21/4/1975.
Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Lược đồ Chiến dịch Hồ Chí Minh
Người dân chào đón các chiến sĩ quân giải phóng
10h45 xe tăng 843 do trung uý Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng Đại đội 4 xe tăng chỉ huy và xe tăng 390 (lữ đoàn 203) dẫn đầu lực lượng đột kích của Quân đoàn 2 đánh chiếm Dinh độc lập.
Kíp lái xe tăng do Đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận dẫn đầu tiến vào cắm cờ chiến thắng trên nóc Dinh Độc Lập.
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Đại tướng Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các bị bắt và phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện trước Quân giải phóng.
Bộ đội, người dân tổ chức diễu hành sau ngày thống nhất.
Mít tinh mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

MẶT TRẬN TRÊN BIỂN: Cánh quân thứ 6 giải phóng hoàn toàn quần đảo Trường Sa và các đảo phía Tây Nam của tổ Quốc.

Cánh quân thứ 6 do Thuyền trưởng Mai Năng( Tạ Văn Thiều ) chỉ huy biên đội tàu không số 673, 674,675 giải phóng hoàn toàn các quần đảo ở Trường Sa: 9 h sáng 29/4/1975.

Chỉ trong 2 tháng quân ta đã kết thúc chiến tranh bằng thắng lợi hoàn toàn với chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước mà tướng Hoàng Minh Thảo là một trong những người tướng có công lớn trong sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước –  nguyên Tư lệnh Quân khu 4 đã nhận xét: “ trong trận đánh nghi binh lừa địch ở Buôn Ma Thuật vào tháng 3/1975 , vị tướng chỉ huy Hoàng Minh Thảo đã biến cuộc di tản chiến thuật của địch thành cụm tháo chạy hỗn loạn. Chiến thắng này đã làm bàn đạp quan trọng để quân ta tiến hành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vào mùa xuân 30/4/1975. Kết thúc những năm tháng ở chiến trường ông trở lại với công tác đào tạo các thế hệ một trong những công việc ông hằng tâm đắc” Kế hoạch nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên-mật danh 275  là “ cuộc nghi binh hoàn hảo” trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã giữ bí mật đến phút chót, khiến quân đội chính quyền Sài Gòn bất ngờ, không kịp trở tay . Việc đánh Buôn Ma Thuật là đòn điểm huyệt, làm rung chuyển thế bố trí của toàn quân đội Sài Gòn ở Tây Nguyên. Bởi Nguyễn Văn Thiệu và tướng lĩnh ngụy quyền Sài Gòn đã phạm sai lầm lớn về chiến lược, đó là rút bỏ khỏi Tây Nguyên để lui về cố thủ giữ Sài Gòn và các tỉnh duyên hải miền Trung. Sai lầm này của Nguyễn Văn Thiệu đã dẫn đến sự sụp đổ của ngụy quyền Sài Gòn, đồng thời tạo ra thời cơ chiến lược rất lớn cho ta tiến vào Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Từ thực tiễn chiến đấu, đến lý luận quân sự được ông khái quát:

Mưu cao nhất là mưu lừa địch,
Kế hay nhất là kế điều địch,
Thế tốt nhất là thế chia cắt địch,
Thời  đẹp nhất là lúc địch ít phòng bị.
Mưu sinh ra kế – thế đẻ ra thời,
Ðánh bằng mưu kế – thắng bằng thế thời.

Theo ông, kế hoạch tác chiến càng công phu kỹ lưỡng bao nhiêu, thì thắng lợi càng dễ bấy nhiêu, thế trận càng phức tạp thì tình huống diễn ra càng giản đơn và ông coi đó là biện chứng pháp trong nghệ thuật chỉ huy cũng như nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh.

Suốt trên chặng đường trường chinh góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, hành trang ông mang theo là những trang sách mà trong đó chứa đựng hồn non nước, những điều mà ông tâm đắc.

Những chiến thắng trên chiến trường, đặc biệt là chiến thắng Tây Nguyên năm 1975, đòn then chốt quyết định mở đầu đã tạo thế cho chiến dịch gối đầu Huế – Ðà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh kế tiếp được mở ra nhanh chóng. Trong một thời gian ngắn, bằng các đòn chiến lược Tây Nguyên – Huế, Ðà Nẵng – Sài Gòn, cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân năm 1975 đã giành được thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, ÔNG LẠI TIẾP TỤC TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢNG DẠY.

Năm 1976, ông lại trở về công việc nghiên cứu và giảng dạy với cương vị Viện trưởng Học viện Lục quân và có một thời gian ông học tập ở Liên Xô. Tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ lV của Ðảng, ông được bầu là Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Ðảng, tháng 11-1981 là Ủy viên chính thức BCH Trung ương Ðảng.

Năm 1977, ông làm Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao, nay là Học viện Quốc phòng.

Năm 1984, ông được Nhà nước phong quân hàm Thượng tướng QĐNDVN.

Ngoài nắm giữ các chức vụ Tư lệnh các chiến dịch quan trọng, quản lý các Học viện quân sự, ông còn là một người thầy của nhiều thế hệ tướng lĩnh quân đội, một nhà nghiên cứu lịch sử quân sự và lý luận quân sự xuất sắc ở tầm chiến lược. Ông được phong Giáo sư ngành Khoa học quân sự năm 1986, Nhà giáo nhân dân năm 1988.

Năm 1990, ông làm Viện trưởng Viện Chiến lược quân sự Bộ Quốc phòng. Ðến năm 1995, nghỉ công tác quản lý, nhưng ông vẫn tham gia rất nhiều công việc như: Giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh, hội thảo khoa học, viết sách, viết báo, các công trình nghiên cứu về khoa học và nghệ thuật quân sự, v.v. Ðồng thời, ông còn giữ các chức danh như: Ủy viên Hội đồng xét duyệt học hàm, học vị; Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử và nghệ thuật quân sự được xuất bản:

Học tập khoa học quân sự Xô-Viết ( 1958 )
Tìm hiểu tổ tiên ta đánh giặc (1969, 1971)
Sự thất bại của sức mạnh phi nghĩa (1974)
Cách dùng binh (1975)
Thất bại của một sức mạnh phi nghĩa (1975)
Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng (1977)
Tìm hiểu một số vấn đề về nghệ thuật chỉ huy (1987)
Nghệ thuật tác chiến: mấy vấn đề lý luận và thực tiễn (1990)
Về cách dùng binh (1997)
Mấy vấn đề về nghệ thuật quân sự (2001)

Cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo và cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ông nghỉ hưu vào năm 1995, nhưng vẫn tham gia công tác nghiên cứu về khoa học quân sự.
Ông đã được Đảng, Nhà nước Việt Nam tặng thưởng các huân chương cao quý:

Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chường Chiến thắng hạng Nhất
Huân chương Chiến công hạng Nhất
Hai Huân chương kháng chiến hạng Nhất
Và nhiều huân chương khác

Năm 2005, ông được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho Cụm công trình về nghệ thuật quân sự Việt Nam

Trong đó, có tám cuốn sách là một Cụm công trình được Hội đồng xét Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ đánh giá là: “Ðặc biệt xuất sắc, có giá trị cao về khoa học công nghệ đã được công bố, sử dụng từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học công nghệ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Ðến nay, số đầu sách của ông đã có 16 cuốn mà ông vẫn còn muốn viết nhiều hơn nữa, để đóng góp vào nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam, cũng như những vấn đề mà ông cho rằng dựng nước phải đi đôi với giữ nước.

Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ của cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo.

Ông đã được Ðảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều huân chương cao quý khác và được phong học hàm Giáo sư, danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Hơn 60 tuổi Ðảng, dù ở bất kỳ cương vị nào, ông đều luôn giữ vững danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”, sống một cuộc đời trong sạch, giản dị, sâu nặng nghĩa tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương làng xóm, người đảng viên gương mẫu luôn học tập, rèn luyện và tu dưỡng theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, vì sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của dân tộc.

SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN
Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ông là vị tướng trẻ, được “cắm chốt nằm vùng” suốt 10 năm ở núi rừng Tây Nguyên. Ông là một vị tướng chiến lược văn võ song toàn và trở thành Thượng tướng khi được giao trọng trách: Tư lệnh chiến trường Tây Nguyên. Ông hiểu rõ kẻ địch, có nhiều mưu cao, kế sâu, chủ động dùng chiến thuật nghi binh lừa địch khiến chúng kinh hồn bạt vía, hoang mang hoảng loạn, vội vàng tháo chạy khỏi Tây Nguyên. Mỗi khi nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ người ta thường nhắc đến tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Còn chiến thắng Tây Nguyên vang dội không thể không nhắc đến danh tướng Hoàng Minh Thảo một nhà cầm quân tài năng, nhà khoa học quân sự đầu ngành của quân đội ta. Tài năng và đức độ của ông được ghi nhận trong lịch sử Việt Nam.

Nói về cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Trung tướng Phạm Hồng Cư (nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) nêu rõ: Ông có ba công lớn:

1.Là một vị tướng giỏi về trận mạc, uyên thâm về lý luận quân sự, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất tin tưởng và quý trọng. Thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Thảo đã thay ông Nguyễn Bình làm Tư lệnh Chiến khu Ba, giải phóng được Móng Cái, Hà Khẩu, tổ chức chống Pháp ở Hải Phòng. Ông tổ chức huấn luyện du kích rất giỏi, sau ông được điều động về làm Tư lệnh Quân khu 4.
2.Công lớn thứ hai là ông làm Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên.
3.Công thứ ba là lập ra Học viện Quân sự Việt Nam đầu tiên, nơi đào tạo ra nhiều tướng giỏi sau này như Đại tướng Phạm Văn Trà, Ngô Xuân Lịch, Thượng tướng Phan Trung Kiên, Nguyễn Huy Hiệu, Nguyễn Phúc Thanh…

Neil Sheehan-tác giả người Mỹ trong cuốnSự lừa dối hào nhoáng” đã nhận xét đây là những chiến thuật “đánh vào đầu rắn”.lúc nào cũng mới, vì sử dụng bất ngờ“, được sáng tạo và dẫn dắt bởi “một trong những tướng tài nhất của Cộng sản là Hoàng Minh Thảo”. Ngày 8-9-2008, do tuổi cao, sức yếu, ông đột ngột từ trần, để lại lòng tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng chí, đồng đội. Thượng tướng, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Minh Thảo mất đi là một tổn thất cho Quân đội, cho đất nước và cho nền khoa học quân sự Việt Nam. Trong số các vị tướng lĩnh cao cấp trong QĐNDVN, cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo là một trong số các vị tướng toàn tài, trong chiến tranh ông là vị tướng trận mạc, thống soái của núi rừng Tây Nguyên, oai phong lẫm liệt, một vị tướng mưu lược xuất chúng, sống giản dị mà cao sang và đức độ như một ông Phật sống giữa đời thường, hòa bình ông là vị tướng có hàm Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân. Ông thật sự là vị tướng thao lược của nhân dân-bậc thầy của nghệ thuật dụng binh-người con ưu tú ĐẶC BIỆT của họ Tạ Việt Nam.

Cố GS, Nhà giáo nhân dân, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo còn là Trưởng Ban Cố Vấn của BLLDHTVN(2001). Ông đã để lại Di huấn cho BLLDHTVN cố gắng hoàn thiện cuốn “ Nhớ về tổ tiên họ Tạ Việt Nam” để phát huy truyền thống: “ Nhân-Trung-Nghĩa-Trí-Liêm-Chính” của tổ tiên ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Lời Di Huấn đã bao hàm tất cả ý nghĩa sâu xa về Nội hàm và Ngoại diên về Tổ tiên, Nguồn gốc,… Đạo lý làm người không những trong họ mà còn cả việc nước được viết đúng ngày sinh nhật của ông.
Cố vấn BLLDHTVN-Thượng tướng Hoàng Minh Thảo-Tạ Thái An (người cầm lẵng hoa thứ 4, mặc quân phục từ phải sang), Thiếu tướng Tạ Đình Hiểu (người ngồi hàng ghế đầu thứ 3 từ phải sang), Tổng thanh tra nhà nước-Tạ Hữu Thanh (người đứng hàng sau cùng thứ 4 từ phải sang), ông Tạ Phan-thứ 5, ông Tạ Tâm Thành-thứ 6, ông Tạ Cao Sơn-thứ 7 theo thứ tự hàng thứ 2 từ phải sang

Tạ Ngọc Nam -BLSHTVN sưu tầm và biên soạn theo nguồn báo:Qđnd, Dân trí,Vietnam plus… ngày 10/3/2021.
P/S : rất mong được sự đóng góp ý kiến của bà con họ Tạ cả nước để BLSHTVN ngày càng hoàn thiện. Thư gửi về địa chỉ email : banlichsuhotavietnam@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Enter your keyword