GS Tạ Quang Bửu là nhà hoạt động khoa học và giáo dục nổi tiếng . Thời trẻ,ông từng học ở trường Đại học Oxford của Anh ,có bằng toán học cao cấp của Pháp .
Sau cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp,ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và cũng là người thay mặt Quân đội nhân dân Việt Nam ký văn bản quân sự của Hiệp định Geneva .Hòa bình lập lại ,ông được giao trách nhiệm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước và giám đốc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội .
Sau đó ,với cương vị Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ,ông đã có nhiều cải cách nền giáo dục nước nhà . Giáo sư Tạ Quang Bửu được đánh giá là một nhà thông thái,một trí thức uyên bác . Ông có nhiều công trình nghiên cứu khoa học như nguyên tử hạt nhân,vũ trụ tuyến,sóng ,vật lý cương yếu ,hạt cơ bản . Ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 .
Nhà trí thức yêu nước và cách mạng
Giáo sư Tạ Quang Bửu sinh ngày 23/07/1910 tại thôn Hoành Sơn,xã Nam Hoành ,huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An ,trong một gia đình có truyền thống học hành .
Nổi danh học giỏi từ nhỏ ,đến năm 1929,ông đỗ đầu tú tài bản xứ và tú tài Tây môn toán và đỗ hạng cao tú tài triết . Thành tích tuyệt vời này đã giúp ông nhận được học bổng của Hội Như Tây du học Trung Kỳ để sang Pháp học .
Năm 1934,ông về nước sau 5 năm học ở nhiều trường Pháp và Anh. Liền 7 năm sau đó ,ông dạy toán ,tiếng Anh tại trường trung học “ Thiên hựu học đường ” ở Huế .
Tháng 01/1946,Tạ Quang Bửu được bầu làm đại biểu Quốc Hội ở tỉnh Hà Tĩnh . ông được cử giữ chức Thứ trưởng Quốc Phòng trong Chính Phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ Tịch Hồ Chí Minh đứng đầu vào tháng 03/1946 . Trong những ngày nước xôi lửa bỏng ấy ,Tạ Quang Bửu là một trong những thành viên trong phái đoàn đàm phán của Chính Phủ Việt Nam với Pháp tại Đà Lạt .
Trong thời gian tham dự Hội nghị Fontainebleau tại Pháp ,ông tìm mua và đưa về nước rất nhiều sách khoa học kỹ thuật quý giá đối với ngành quân giới trong kháng chiến chống Pháp . Ngoài ra ,ông chính là người tiến cử với Bác Hồ những trí thức Việt Nam đang sinh sống tại Pháp như Phạm Quang Lễ ( sau được Bác đổi tên thành Trần Đại Nghĩa ) .Trần Hữu Tước ,Võ Qúy Huân …Những người sau đó đã từ bỏ tất cả để theo Hồ Chủ Tịch trở về phụng sự đất nước và dân tộc .
Giáo sư Tạ Quang Bửu tham gia Tổng Quân ủy,làm ủy viên Hội Đồng Quốc Phòng tối cao và trở thành Bộ Trưởng Quốc Phòng từ năm 1947 đến tháng 07/1948 . Khi Bộ Quốc phòng được tổ chức lại ,ông giữ chức Thứ trưởng ,lo công tác hậu cần và thay mặt Bộ trưởng Võ Nguyên giáp đi thị sát các mặt trận để về báo cáo lại tình hình trong các phiên họp Hội đồng Chính Phủ ,giúp Bộ trưởng trong công tác khoa học kỹ thuật quân sự .
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp,ngành quân giới non trẻ đã khiến giặc Pháp kinh hoàng vì những loại vũ khí tự tạo ;trong điều kiện vô cùng khó khăn và thiếu thốn ,Bộ trưởng Tạ Quang Bửu rất quan tâm giúp đỡ Cục trưởng Cục Quân giới Trần Đại Nghĩa nghiên cứu chế tạo bazooka và một số loại vũ khí khác để cung ứng cho các chiến trường .Đến tháng 04/1947 đạn bazooka được sản xuất hàng loạt . Nhưng trước đó một tháng ,đoàn xe tăng và xe bọc thép của quân Pháp hành quân lên vùng Chương Mỹ ,nơi đứng chân tạm thời của Chính phủ ta,Trung đoàn Thủ đô dùng đạn bazooka bắn hỏng nhiều xe đi đầu ,cả đoàn xe của địch phải quay đầu rút chạy .
Năm 1952 , giáo sư-viện sĩ Trần Đại Nghĩa được tuyên dương Anh hùng lao động,giáo sư Tạ Quang Bửu nói : “ Người có công lao lớn nhất trong việc nghiên cứu ,thiết kế và chế tạo các loại vũ khí có hỏa lực mạnh là anh Trần Đại Nghĩa . Anh rất xứng đáng là người trí thức Việt Nam đầu tiên được nhận vinh dự cao quý đó ”.Còn giáo sư-viện sĩ Trần Đại Nghĩa lại nói : “ Đúng là trong một số việc cụ thể ,tôi trực tiếp làm nhiều hơn anh Bửu .Nhưng sở dĩ tôi có thể làm được những công việc ấy là nhờ luôn được anh Bửu chỉ dẫn,giúp đỡ và cộng tác ”.
Điều này giúp chúng ta hiểu vì sao tháng 08/1948, giáo sư Tạ Quang Bửu đề nghị Bác Hồ và Trung ương cử Đại Tướng Võ Nguyên giáp làm Bộ Trưởng Quốc Phòng ,còn giáo sư Tạ Quang Bửu làm thứ phụ trách công tác khoa học ,kỹ thuật quân sự,chỉ đạo sâu các cục quân giới ,quân y ,quân nhu,quân pháp,công binh …Uy tín của giáo sư rất cao ;cụ thể tháng 07/1947 được kết nạp vào đảng ,nhưng ngay trong thời gian dự bị,giáo sư được bổ sung vào tổng quân ủy .
Tại hội nghị Geneve( Thụy sĩ ) về chấm dứt chiến tranh ,lập lại hòa bình ở Đông Dương ,GS Tạ Quang Bửu thay mặt Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ký văn bản Quân Sự của hội nghị ngày 20/07/1954 . Bên lề hội nghị ,một số chính khách nói về Tạ Quang Bửu : “ Một nhà thông thái của Việt Nam !”.
Hòa bình lập lại ,Miền Bắc bắt tay xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ,lĩnh vực công tác chính của Giáo Sư chuyển dần sang lãnh đạo và quản lý các hoạt động khoa học kỹ thuật và giáo dục . GS Tạ Quang Bửu vẫn tiếp tục giữ cương vị Thứ Trưởng Quốc Phòng kiêm Hiệu Trưởng trường Đại Học Bách Khoa Hà nội từ năm học đầu tiên ( 1956-1957 ). Sau đó ,được Đảng và Nhà Nước cử ông làm Phó Chủ Nhiệm Kiêm Tổng Thư Ký Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước ,là vị Giáo Sư Bộ Trưởng Bộ Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp đầu tiên (1965-1976),Đại Biểu Quốc Hội liên tục từ khóa I cho đến khóa VI ,nguyên Phó Chủ Tịch Uỷ ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam ,Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Xô .
Cây cầu nối khoa học thế giới với việt nam :
Không phải ngẫu nhiên mà mọi người gọi GS Tạ Quang Bửu là : “ cây cầu nối khoa học thế giới với việt nam ! ”. những cuốn sách ông viết như : “ Sống , Về các cấu trúc Bourbaki, Nguyên tử,Hạt nhân,Vũ trụ tuyến …” đã giúp nhiều nhà khoa học của ta tiếp cận được tương đối luận ,Lý thuyết mật mã di truyền ,Toán học lý thuyết cũng như khoa học vũ trụ . Giáo Sư rất coi trọng việc đào tạo cơ bản nhằm tăng cường tiềm lực khoa học ,củng cố gốc kiến thức cho vững . GS căn dặn cán bộ trong ngành phải trên cơ sở đó mới có thể tiếp nhận cái mới của thế giới ,thích ứng với mọi đổi thay nhanh chóng của khoa học . Nhưng trong việc đào tạo Đại Học ở nước ta ,nhất là trong thời chiến ,không được phỏng dịch hoặc sao chép nguyên xi của nước ngoài . GS tổ chức nhiều buổi sinh hoạt ,tự đứng ra thuyết trình những vấn đề mới nhất về khoa học ,nhất là toán học cho đông đảo cán bộ nghiên cứu và giảng dạy đại học . đó là những bài giảng rất uyên bác .GS nêu ý tưởng ,đề tài nghiên cứu cùng và khuyến khích các nhà nghiên cứu cùng cộng tác để có những công trình nghiê cứu khoa học có giá trị . GS Nguyễn Xiển ,một người thầy dạy toán kỳ cựu ,đã từng nói tại Hội Nghị văn hóa toàn quốc năm 1948 ở Việt Bắc : “ Với những người mở đường như ông Tạ Quang Bửu ,Lê Văn Thiêm,chắc chắn nước ta sẽ có hàng trăm nhà toán học tài năng không kém các nước ”. GS Tạ Quang Bửu còn sử dụng thành thạo tiếng Anh ,Pháp ,Đức ,có thể đọc hiểu tiếng Nga,Hán,Hy Lạp Cổ,Latinh. Nhà Ngôn Ngữ học xuất chúng người Mỹ N Chômxiki sang Việt Nam giảng về ngôn ngữ Toán học ,đề tài khó đến nỗi cả mấy phiên dịch đành chịu thua . GS Tạ Quang Bửu đã lên dịch ngay lập tức khiến mọi người đều kinh ngạc .
GS Tạ Quang Bửu còn đóng vai trò rất lớn trực tiếp chỉ đạo các trường Đại Học và viện nghiên cứu đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc của đế quốc Mỹ . Đó là ứng dụng rà phá bom mìn địch phong tỏa ở vịnh Bắc Bộ;thiết kế thi công cầu treo bằng dây cáp để bảo đảm giao thông ;giải pháp kỹ thuật để đài tiếng nói Việt Nam vẫn phát sóng mặc dù địch liên tục oanh tạc…
Nhà quản lý giáo dục đại học có tầm nhìn chiến lược :
GS Tạ Quang Bửu rất coi trọng việc gắn kết giữa quá trình đào tạo với thực tiễn lao động sản xuất . Ngay trong kháng chiến chống Mỹ ,Bộ Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp đã cử hàng nghìn lượt Cán Bộ giảng dạy đi thực tế phục vụ sản xuất và chiến đấu theo ngành nghề . các trường Đại Học Xây Dựng ,Đại Học Giao Thông Vận Tải kết hợp với Bộ Đội Công Binh tham gia thiết kế ,thi công đường sá ,cầu hầm phà,xây dựng đường Hồ Chí Minh . Trường Đại Học Bách Khoa thực hiện thành công dự án phá thủy lôi bằng từ trường do ông trực tiếp chỉ đạo và đã được nhà nước tặng thưởng Huân Chương Quân Công .
Ông chủ trương giáo dục phải đi trước để chuẩn bị điều kiện cho sự phát triển kinh tế-xã hội. ngay trong thời kỳ chiến tranh ác liệt ,dưới sự chỉ đạo của ông ,Bộ Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp đã gửi hàng nghìn nghiên cứu sinh ,lưu học sinh ,thực tập sinh du học ở các nước xã hội chủ nghĩa . việc hoạch định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng đất nước đã được chuẩn bị chu đáo . Năm 1971 theo yêu cầu của Hội Đồng Chính Phủ Và Ban Khoa Giáo Trung Ương ,GS Tạ Quang Bửu đã tổ chức thi tuyển và hàng năm cử 4000-5000 lưu học sinh và 500-600 nghiên cứu sinh ra nước ngoài học tập .Rất nhiều nhà khoa học ưu tú và cán bộ Lãnh Đạo cao cấp của các cơ quan Đảng và Nhà Nước đã mở đầu con đường Khoa Học và cống hiến từ những kỳ thi tuyển nhân tài hết sức đặc biệt này . Với việc đặt ra chế độ thi cử công bằng,hợp lý,đề cao thực lực ,nhiều con em của những gia đình cán bộ viên chức bình thường và những gia đình nghèo vẫn có cớ hội đi học nước ngoài .Cũng trong thời gian GS làm Bộ Trưởng Bộ Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp ,lần đầu tiên nước ta tổ chức kỳ thi tuyển vào Đại Học và đã đạt được những thành công hết sức to lớn .Tầm nhìn xa trông rộng của GS đã tạo cho đất nước có nhiều tiềm lực khoa học-kỹ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng trước mắt và lâu dài .Do vậy khi chiến tranh kết thúc ,nước nhà đã có một lực lượng Cán Bộ Khoa Học Kỹ Thuật,Cán Bộ Quản Lý đủ sức đảm đương nhiệm vụ xây dựng đất nước . Nhiều Cán Bộ được đào tạo trong thời gian đó hiện đang giữ vai trò nòng cốt trên các mặt giáo dục ,khoa học và quản lý kinh tế-xã hội .
Là nhà khoa học lớn ,GS đã để lại nhiều công trình ,tác phẩm có giá trị như : Thống kê thường thức,Vật lý cương yếu,Nguyên tử-Hạt nhân-Vũ trụ tuyến,Sống,Đại số các toán tử,Các mức điều chỉnh trong lý thuyết hệ thống ,Viết thêm về các mức điều chỉnh trong lý thuyết hệ thống,Hạt cơ bản… Với những cống hiến cho cách mạng,GS đã được đảng,Nhà nước tặng thưởng huân chương độc lập hạng nhất ,các Huân Chương Kháng Chiến Hạng Nhất …và truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và công nghệ với “ Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học ,kỹ thuật hiện đại ,chỉ đạo các nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ”.
Do tuổi cao sức yếu ,GS Tạ Quang Bửu từ trần ngày 21-08-1986 tại Bệnh Viện Hữu nghị Việt-Xô ,thọ 76 tuổi . Cả nước đau buồn ,tiếc thương trước mất mát to lớn của Đảng ,Nhà nước và nhân dân .Một đảng viên ,một chiến sĩ cộng sản ưu tú .Một nhà trí thức cách mạng uyên bác .Một nhà khoa học và giáo dục xuất sắc đầy trí tuệ. Một tấm gương tiêu biểu về tinh thần tự học và lao động vì Tổ quốc ,một lối sống giản dị,khiêm tốn ,cần kiệm liêm chính,dĩ công vi thượng .
Là thế hệ hậu sinh ,chúng ta-những người con mang dòng máu họ Tạ không khỏi tự hào ,bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những cống hiến ,hy sinh lớn lao…của GS Tạ Quang Bửu .Đồng thời ,bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn các thế hệ tiền bối là các nhà lãnh đạo ,quản lý ngành giáo dục ,các nhà giáo ,các nhà khoa học lớn của đất nước .Bài học về nhân cách sống ,những quan điểm chỉ đạo,những giải pháp quản lý mang tính chiến lược của cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu trong các lĩnh vực quốc phòng,khoa học công nghệ,giáo dục đào tạo là tài sản quý để các thế hệ sau tiếp tục học tập,xây dựng nền giáo dục ,khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới. Đây cũng là kết tinh xuyên suốt mấy nghìn năm của truyền thống dòng họ Tạ từ thời kỳ dựng nước và giữ nước như : Ngũ Vị Đại Vương ( 1712-1632 TCN), Tướng Tạ Thông, Nữ Tướng Tạ Thị Tần,Tạ Vĩnh Gia ( 40-43 SCN ), Tạ Sùng Hy Đại Vương (923-968 SCN ), Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Tạ Đại Lang ( TK 14 )…
Tạ Ngọc Nam – Phó Ban Lịch Sử Họ Tạ Việt Nam
(Sưu tầm và biên soạn theo Báo Tin Tức , Báo Đại Đoàn Kết, tư liệu Ngũ vị đại vương – Phủ điềm , Thần đình đình Bồng Mạc- Mê Linh , Thần tích đền An Nhân -Vụ Bản – Nam Định , đền Văn Giáp)